9 BƯỚC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM MỚI THÀNH CÔNG TRONG MÙA DỊCH
Nội dung
- 1. Những lưu ý khi xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
- 2. Các bước lập kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
- Bước 1: Xác định USP (unique selling points):
- Bước 2: Phát triển kế hoạch truyền thông đa phương tiện
- Bước 3: Lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thật chi tiết
- Bước 4: Thực hiện hoạt động truyền thông báo chí và truyền thông xã hội.
- Bước 5: Tìm cách đo lường hiệu quả kế hoạch quảng bá sản phẩm mới
- Bước 6: Cân nhắc thời gian ra mắt sản phẩm mới
- Bước 7: Kiểm tra lại một lần nữa
- Bước 8: Chính thức khởi chạy chương trình ra mắt sản phẩm mới
- Bước 9: Báo cáo và rút kinh nghiệm
- 3. Kế hoạch quảng bá sản phẩm doanh nghiệp bạn đã có chưa?
Nội dung
- 1. Những lưu ý khi xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
- 2. Các bước lập kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
- Bước 1: Xác định USP (unique selling points):
- Bước 2: Phát triển kế hoạch truyền thông đa phương tiện
- Bước 3: Lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thật chi tiết
- Bước 4: Thực hiện hoạt động truyền thông báo chí và truyền thông xã hội.
- Bước 5: Tìm cách đo lường hiệu quả kế hoạch quảng bá sản phẩm mới
- Bước 6: Cân nhắc thời gian ra mắt sản phẩm mới
- Bước 7: Kiểm tra lại một lần nữa
- Bước 8: Chính thức khởi chạy chương trình ra mắt sản phẩm mới
- Bước 9: Báo cáo và rút kinh nghiệm
- 3. Kế hoạch quảng bá sản phẩm doanh nghiệp bạn đã có chưa?
Covid 19 chính là một phép thử “sức chịu đựng” của các doanh nghiệp Việt. Sau thời gian “sốc phản vệ” thì cho đến nay họ phải học cách “tư duy để tồn tại”. Khi có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp “rơi vào cửa tử” thì việc quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch là một quyết định mang tính mạo hiểm.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp kiểu mới. Đủ can đảm để đón đầu sự thay đổi của thị trường. Đủ thấu hiểu để đảm bảo mọi hoạt động tiếp cận khách hàng mục tiêu.
1. Những lưu ý khi xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
Lập kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch thực sự là một việc khó khăn. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự “xoay chuyển” liên tục trong việc định hướng chiến lược. Đặc biệt, luôn bám sát thị trường để thực thi các chiến lược đó.Thật vậy, trong bức tranh kinh tế màu xám toàn cầu thì vẫn luôn có những điểm sáng và cơ hội phía trước. Nếu các doanh nghiệp phát huy được lợi thế ngành nghề, điều chỉnh chiến lược phù hợp và đánh trúng điểm “chạm” của khách hàng.
Xem thêm: Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu
Thứ nhất: Bám sát sự thay đổi của thị trường
Trong một bài phát biểu của phó chủ tịch John Copeland phụ trách mảng Khách hàng và Marketing Insight tại Adobe, ông nhận định rằng: covid 19 đã làm thay đổi “chấn động” hành vi người tiêu dùng và dẫn đến sự lớn mạnh của hình thức mua sắm trực tuyến trên toàn cầu.
Đây thực sự là lý do thuyết phục để các marketer phải liên tục bám sát sự thay đổi của thị trường khi ra mắt sản phẩm mới trong mùa dịch. Nếu không, bạn rất dễ rơi vào “bẫy ảo giác” khi cái mình có chưa chắc đã là cái khách hàng khao khát.
Thứ hai: Luôn lấy người dùng làm trọng tâm
Theo chuyên gia marketing Amaryllis, muốn sở hữu cách quảng bá sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp phải nắm bắt và dự đoán được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Quả thật, đã đến lúc các doanh nghiệp cần thay đổi góc nhìn về thị trường. Những mô hình, đặc điểm và phân khúc bị động họ từng áp dụng trước đại dịch đã đến lúc được thay mới. Và những doanh nghiệp “của tương lai” phải là những đơn vị biết cách thích nghi. Họ phải linh hoạt chuyển đổi chiến lược cũng như thông điệp truyền thông tới khách hàng mục tiêu.
Thứ ba: Phác thảo lại hành trình tiêu dùng để xác định nhu cầu mới của khách hàng
Bây giờ điều quan trọng đối với một kế hoạch quảng bá sản phẩm mới chính là theo dõi và phân tích hành vi người tiêu dùng theo thời gian thực. Để có những bước điều chỉnh chiến lược phù hợp đúng với thời điểm. Bằng cách dựa trên sự phân tích của công nghệ cá nhân hóa.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu insight của khách hàng. Từng bước chiếm trọn tình cảm của họ và tác động đến hành vi mua hàng.
Xem thêm: Customer Insight – Sự thật ngầm hiểu và những “nhầm hiểu”
2. Các bước lập kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch
Có thể thấy, đây là thời điểm mà các doanh nghiệp được trao cơ hội để đồng hành với người dùng. Nếu tận dụng tốt, bạn sẽ có được một nền tảng chắc và “sự ưu ái” của khách hàng. Vậy làm thế nào để biết cách quảng bá sản phẩm mới thành công mùa dịch? Cùng Fast Motion khám phá 9 bước cực kỳ hiệu quả dưới đây ngay thôi nào!
Bước 1: Xác định USP (unique selling points):
Xác định điểm khác biệt chính là cách xác định lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ. Doanh nghiệp bạn có thể đảm bảo và làm tốt hơn ở những khía cạnh nào? Chẳng hạn như bao bì sản phẩm có bắt mắt hơn hay không? Giá có thấp hơn hay có đảm bảo được chính sách phân phối đa kênh hay không? Đó là những vấn đề bạn cần phải giải quyết để hiểu được vì sao khách hàng lại mua sản phẩm của mình thay vì sự lựa chọn khác.
Bước 2: Phát triển kế hoạch truyền thông đa phương tiện
Một bản kế hoạch truyền thông hiệu quả phải có sự thống nhất thông điệp chủ đạo xuyên suốt chiến dịch. Và đặc biệt phải phác họa và mô tả được chính xác chân dung khách hàng mục tiêu?
Tiếp theo, bạn cũng cần phải trả lời câu hỏi: nên sử dụng hình thức truyền thông nào? Thời gian bao lâu? Chi phí ra sao? Mức độ hiệu quả như thế nào?…Càng chi tiết, càng dễ xác định đúng hướng đi.
Lưu ý: Để xác định đúng chân dung đối tượng mục tiêu, bạn cần phải hiểu được:
- Họ là ai? Họ sống ở đâu? Có những đặc điểm nhân khẩu học như thế nào?
- Hành vi tiêu dùng về những sản phẩm chung phân khúc ra sao?
- Lên danh sách khách hàng thân thiết nếu doanh nghiệp đã sở hữu một vài sản phẩm trước đó. Từ đó, phát triển chương trình tiếp thị riêng cho nhóm đối tượng này, nếu bạn muốn quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch được thành công.
Bước 3: Lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thật chi tiết
Lên kế hoạch chi tiết những việc cần phải làm cho từng bộ phận và nhân sự phụ trách. Đồng thời phải ghi chú rõ deadline, yêu cầu công việc cũng như tiến trình dự án. Để đảm bảo các cấp quản lý có thể theo dõi sát kế hoạch ra mắt sản phẩm mới mùa dịch.
Bước 4: Thực hiện hoạt động truyền thông báo chí và truyền thông xã hội.
Về phía báo chí:
Có thể bạn sẽ lựa chọn và hợp tác với một đơn vị báo chí nào đó để đăng tải thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Lưu ý: cần phải thống nhất và làm rõ việc: đăng trên báo nào? Bao nhiêu bài? Tần suất ra sao? Thời điểm đăng như thế nào? Làm việc theo một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn.
Xây dựng website công ty như “một ấn phẩm truyền thông” nhận diện thương hiệu
- Hoàn thiện những chức năng của website
- Bổ sung thêm danh mục sản phẩm mới trên website của doanh nghiệp.
- Tăng số lượng bài viết nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình tìm kiếm của khách hàng.
- Đầu tư về mặt hình ảnh, video, hiệu ứng để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Các kênh mạng xã hội khác
Xây dựng fanpage để đăng tải thông tin quảng bá sản phẩm mới thực sự rất cần thiết. Đó là nơi để khách hàng tương tác và tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm, về thương hiệu của bạn. Là cơ sở để củng cố niềm tin và gia tăng quyết định mua hàng nếu nội dung đó thực sự có giá trị.
Hoặc lựa chọn những hình thức quảng bá khác như làm TVC quảng cáo, clip viral ..Tùy thuộc vào mục đích truyền thông và ngân sách để bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Đừng bỏ quên các sàn TMĐT
Sàn TMĐT là một từ khóa “nóng” nhất được nhắc đến với tần suất dày đặc trên thanh công cụ tìm kiếm google. Đó là một vùng đất “thịnh vượng” cho việc ra mắt sản phẩm mới mùa dịch. Nếu bạn không muốn bỏ lỡ “những đợt bão đơn” thì hãy tìm cách liên hệ ngay để được hỗ trợ xây dựng trang sản phẩm thôi nào! Chính covid 19 đã làm “khuấy đảo” thị trường tiêu dùng.
Bước 5: Tìm cách đo lường hiệu quả kế hoạch quảng bá sản phẩm mới
Trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc đo lường hiệu quả bằng hình thức online sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Bằng cách thống kê số lượt thích, lượt xem, lượt share, thời gian ở lại trang cũng như các chỉ số khác, bạn sẽ dễ dàng biết được hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm như thế nào.
Lưu ý: Hãy liên tục cập nhật các chỉ số này trong bản báo cáo để đảm bảo sự “linh hoạt” trong chiến lược.
Hoặc có thể cân nhắc hình thức offline nếu tình hình dịch được cải thiện. Mọi hoạt động được trở lại bình thường.
Bước 6: Cân nhắc thời gian ra mắt sản phẩm mới
Thời gian ra mắt sản phẩm có thể sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với những mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn như 3 tháng, 6 tháng, cao điểm hay thấp điểm. Mỗi giai đoạn nên tung ra những nội dung gì? Lựa chọn hình thức quảng bá nào là hiệu quả? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất sản phẩm và diễn biến của thị trường.
Nếu được, doanh nghiệp nên chuẩn bị những phương án dự phòng để giảm thiểu rủi ro phát sinh mới.
Bước 7: Kiểm tra lại một lần nữa
Việc kiểm tra lại lần hai hay thậm chí là lần ba là điều rất cần thiết trước khi kế hoạch chính thức được khởi động. Vì khi vận hành dự án sẽ có rất nhiều đầu mục công việc lớn bé cần được kiểm duyệt và theo dõi. Đảm bảo tất cả mọi thứ luôn trong trạng thái sẵn sàng từ công cụ, tài nguyên cho tới vấn đề tài chính. Điều này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch.
Bước 8: Chính thức khởi chạy chương trình ra mắt sản phẩm mới
- Triển khai và thực thi theo các kế hoạch đã đề ra trước đó
- Theo dõi, đo lường mức độ hoàn thành và hiệu quả của bảng mô tả công việc theo từng giai đoạn khác nhau. Để kịp thời có những phương án thay thế, điều chỉnh phù hợp với xu thế thị trường.
- Duy trì tinh thần đội ngũ luôn trong trạng thái “sẵn sàng thích nghi và ứng phó”
Bước 9: Báo cáo và rút kinh nghiệm
Cần triển khai các cáo báo theo ngày, theo tuần hay theo từng công việc cụ thể để rút ra những điều làm tốt và chưa tốt. Nhằm khuyến khích, động viên và có những biện pháp hỗ trợ lẫn nhau nếu cần thiết.
3. Kế hoạch quảng bá sản phẩm doanh nghiệp bạn đã có chưa?
Triển khai kế hoạch quảng bá sản phẩm mới trong mùa dịch chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sự nhạy bén nhất định với thị trường và một chiến lược rõ ràng, chi tiết. Nếu không, bạn rất dễ đi vào “vết xe đổ” của bất kì doanh nghiệp nào trước đó.
Thật vậy, thành công luôn đến với những ai biết tận dụng lợi thế của mình và biết đầu tư “đúng”. Và việc đầu tư vào hình ảnh doanh nghiệp cũng là một cách đầu tư “đúng” dành cho bạn. Nếu bạn đang cần bất kỳ sự hỗ trợ nào để làm mới hình ảnh thương hiệu của mình thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Fast Motion. Chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra giá trị “thực” thông qua những thước phim, hình ảnh chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất.
Tham khảo về các dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi đã thực hiện tại đây.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC