DU LỊCH TÁI KHỞI ĐỘNG: KINH DOANH LƯU TRÚ SAU DỊCH CẦN LÀM GÌ?
Nội dung
Nội dung
Thị trường du lịch Việt đã tái khởi động sau khoảng thời gian dài bị đóng băng. Đây là một tín hiệu tích cực cho kinh doanh lưu trú sau dịch. Thời điểm này, toàn ngành đang có những bước chuẩn bị để kích cầu trở lại. Đặc biệt, nhiều chuyên gia nhận định đây sẽ là đòn bẩy giúp khôi phục ngành “công nghiệp không khói” của nước ta.
1. Một số địa phương kích hoạt du lịch: Đã sẵn sàng trở lại
Khi lệnh giãn cách xã hội từng bước được nới lỏng, người dân được tiêm chủng trên diện rộng cũng chính là thời điểm để ngành du lịch được trở lại. Trong đó, một số địa phương tuyến đầu đã sẵn sàng cho công tác đón du khách. Điển hình là Phú Quốc và Khánh Hòa.
1.1 Thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại Phú Quốc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến tại văn bản số 6345/VPCP-KGVX ban hành ngày 10/9/2021. Theo đó sẽ thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến Phú Quốc.
Trong giai đoạn đầu, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch sẽ phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang lựa chọn một số khu nghỉ dưỡng có đủ khả năng để đảm bảo an toàn phục vụ du khách dựa trên các tiêu chí đã đặt ra.
Tiếp đó sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để tiếp tục mở rộng khu vực đón khách. Song song với hoạt động này, kinh doanh lưu trú sau dịch cũng cần phải đảm bảo công tác phòng chống covid và chất lượng dịch vụ.
1.2 Tỉnh Khánh Hòa tích cực khai thác thị trường du lịch nội địa
Bị “ngấm đòn” bởi đại dịch, Khánh Hòa là địa phương tiên phong “nối lại” du lịch. Đặc biệt ưu tiên khai thác thị trường nội địa.
Để mục tiêu được hoàn thành, UBND tỉnh đã tiêm chủng cho hơn 18.000 lao động ngành du lịch. Với chủ trương vừa phòng chống dịch vừa vực dậy nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tỉnh sẽ ưu tiên “người Khánh Hòa đi du lịch Khánh Hòa”. Và tiếp đến sẽ là những địa phương không có dịch và du khách quốc tế đã có “hộ chiếu vaccine”. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú sau dịch cần phải sẵn sàng để đón đầu cơ hội này.
Xem thêm: Khánh Hòa đã sẵn sàng cho ngành quay trở lại.
2. Doanh nghiệp lưu trú cần chuẩn bị những gì để thu hút du khách quay trở lại?
Định hướng tiêu dùng của du khách đã có sự thay đổi sau những đợt giãn cách kéo dài. Điều này buộc các doanh nghiệp lưu trú phải có những bước chuẩn bị tốt để thích nghi. Nếu không bắt kịp với trạng thái “bình thường mới”, dịch vụ kinh doanh lưu trú sau dịch rất dễ bị tụt hậu.
2.1 Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Các doanh nghiệp lưu trú như nhà hàng, khách sạn, resort…đang nỗ lực để nâng cao trải nghiệm cá nhân. Đây là mục tiêu hàng đầu để cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
Bằng cách tạo ra những trải nghiệm phù hợp với nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Những trải nghiệm này có thể là các thông tin tiếp thị về sản phẩm/dịch vụ tích hợp trên website được thể hiện một cách sáng tạo, đầy đủ hoặc những dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng. Thêm vào đó, các điểm lưu trú có thể dành tặng những món quà nhỏ để chào đón du khách. Đây cũng là cách để tạo thiện cảm tốt mà dịch vụ kinh doanh lưu trú sau dịch nên áp dụng.
2.2 Xây dựng sản phẩm du lịch mới, mức giá mới
Mong muốn của hầu hết du khách quốc tế là được tận hưởng những sản phẩm du lịch thiên nhiên, gần gũi với văn hóa và đời sống của địa phương. Đó là những nhận định mà ông Michael Croft – Trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam đưa ra trong một buổi phỏng vấn gần đây.
Thêm vào đó, ông cũng nhấn mạnh dịch vụ kinh doanh lưu trú sau dịch cần cân nhắc mô hình giá mới để phục hồi nhu cầu. Doanh nghiệp có thể tìm cách bán sản phẩm theo gói để bán chéo hoặc bán thêm. Góp phần đa dạng nguồn thu và đưa những sản phẩm cao cấp tiếp cận với khách hàng.
2.3 Chiến lược bán trả trước
Bán trả trước đang là chiến lược tạo doanh thu hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lưu trú áp dụng. Bằng những cách thức như: giảm giá phí thành viên trọn gói mùa dịch, mua sản phẩm/dịch vụ với ưu đãi đặc biệt hay tặng kèm những voucher hấp dẫn khi đặt trước phòng hoặc dịch vụ chính…
Thông qua chiến lược, dịch vụ lưu trú sau dịch có thể duy trì nguồn vốn và tiếp tục sinh tồn.
2.4 Tăng cường hoạt động quảng bá, nhận diện thương hiệu
Để khách hàng ấn tượng và nhớ đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ thì bắt buộc doanh nghiệp bạn phải có sự khác biệt và nổi trội. Trên thực tế, sự khác biệt đó giữa các đơn vị cạnh tranh là không quá lớn.
Chính vì vậy, nếu đối thủ nổi trội hơn về cách thể hiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, rất có thể bạn sẽ bị “vượt mặt”. Cùng một sản phẩm, một dịch vụ nhưng thay vì hình ảnh tĩnh hoặc video 2D thông thường, họ có thể sử dụng một công nghệ khác để đặc tả trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn.
Và tour 360 là một trong các giải pháp công nghệ hình ảnh tiên phong nhất hiện nay. Mang đến cảm nhận vượt trội về thị giác với góc nhìn toàn cảnh 360, chắc chắn đây là sẽ công nghệ giúp dịch vụ kinh doanh lưu trú sau dịch tăng cường tối đa các điểm chạm thương hiệu.
Vậy các doanh nghiệp lưu trú đã sẵn sàng chinh phục hành trình mua hàng của khách hàng chưa? Hãy liên hệ ngay với Fastmotion, chúng tôi sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên hoàn hảo hơn bằng công nghệ tour 360 – tour thực tế ảo.
Xem thêm: Trải nghiệm các sản phẩm tour 360 được thực hiện bởi Fastmotion tại đây!