TIẾP THỊ LIÊN KẾT – XU HƯỚNG GIA TĂNG DOANH THU DOANH NGHIỆP KHÔNG NÊN BỎ LỠ
Nội dung
Nội dung
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu, hành trình mua hàng của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn là những yếu tố dẫn đến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng mới.
Theo thống kê, hơn 63% doanh nghiệp nhận định đây là một trong số những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động. Và có một giải pháp đã và đang được các nhà lãnh đạo ví như “đòn bẩy thu hút khách hàng mới” – chính là tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
1. Tiếp thị liên kết – Affiliate marketing là gì?
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là mô hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ online tương tự như mô hình cộng tác viên. Tuy nhiên, hình thức này đã được tối ưu hóa và hiện đại hơn.
Trong đó đối tác quảng bá, nhà phân phối sản phẩm (Affiliate/Publisher) sẽ đẩy mạnh khâu tiếp thị, bán hàng đến với khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm/dịch vụ của đơn vị cung cấp (Advertiser/Merchant). Từ đó đối tác quảng bá, nhà phân phối sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ đơn vị cung cấp dựa trên mỗi đơn hàng thành công hay một hành động cụ thể nào đó theo % đã thỏa thuận trước.
Xem thêm: 7 bước để triển khai Affiliate Marketing thành công cho người mới
2. Vì sao doanh nghiệp nên tận dụng tốt nền tảng tiếp thị liên kết trong kinh doanh?
2.1 Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Nếu khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn họ sẽ click vào liên kết hoặc có những tương tác nhất định với thông tin bài đăng. Do vậy, tất cả các truy cập đều có mục đích cụ thể. Có đối tượng mục tiêu rõ ràng và đã xác định được thời điểm phát sinh nhu cầu. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tạo ra hành trình trải nghiệm, tiếp cận và kết nối với họ.
2.2 Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Thực tế cho thấy, xu hướng người tiêu dùng sẽ tin tưởng và ưu tiên lựa chọn thương hiệu quen thuộc thay vì một nhãn hàng, một sản phẩm mới chưa có hoạt động quảng bá nhiều. Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing cho phép các công ty tăng cường điểm chạm với khách hàng. Bằng những hoạt động quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ từ đối tác, nhà phân phối sản phẩm (Affiliate/Publisher). Vì theo khảo sát 80% người tiêu dùng tin vào những đánh giá, review của các chuyên gia hoặc người có ảnh hưởng tới công chúng.
2.3 Cải thiện thứ hạng website
Hoạt động cải thiện thứ hạng website (làm SEO) để kéo traffic về và tăng tỷ lệ chuyển đổi là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) có thể hỗ trợ SEO bằng cách dẫn liên kết đến trang web của bạn thông qua blog, trang mạng xã hội và các trang website mong muốn…Hơn thế nữa, hình thức này sẽ càng hiệu quả hơn nếu đối tác quảng bá có thứ hạng cao trên google.
2.4 Đa dạng các dòng tiền thu nhập
Dù doanh nghiệp có quy mô lớn, trung bình hay nhỏ thì mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Mà lợi nhuận là khoản tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí. Do đó, các chủ doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tối đa hóa doanh thu với mức chi phí thấp nhất. Với mục tiêu này, tiếp thị liên kết là hình thức đáp ứng hiệu quả kỳ vọng đã đặt ra.
Xem thêm: Bán trả trước – Chiến lược tạo dòng tiền dương mùa dịch
2.5 Phát triển quy mô doanh nghiệp
Bạn sẽ mở rộng quy mô kinh doanh khi doanh nghiệp đủ mạnh? Bạn đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức về thị trường, về ngân sách và nhân lực? Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay việc tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro là những yếu tố quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Vậy, tại sao bạn không thử phát triển quy mô kinh doanh của mình bằng tiếp thị liên kết? Thông qua hình thức này, bạn có thể thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ bằng liên kết của đối tác và từng bước kiểm soát được tốc độ tăng trưởng của mình.
2.6 Hỗ trợ các chiến dịch marketing
Với mỗi chiến dịch marketing, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì dữ liệu khách hàng cũng rất quan trọng. Từ thông tin khách hàng có được trên các nền tảng digital marketing, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để phân tích và điều chỉnh ngân sách vào các kênh truyền thông hiệu quả.
2.7 Tiếp cận thị trường quốc tế
Để tiếp cận thị trường thế giới đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có những hoạt động thăm dò kỹ lưỡng. Để đo lường và đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm/dịch vụ tại nơi đó. Với các đối tác phân phối sản phẩm tại thị trường quốc tế, họ có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng để giúp các đơn vị cung cấp làm điều đó.
2.8 Rủi ro thấp
Có thể thấy, quảng bá và tiếp thị là những hoạt động bắt buộc phải có để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Với mỗi chiến dịch, bạn sẽ phải đầu tư một ý tưởng, một ngân sách nhất định. Và kỳ vọng đạt được mục tiêu marketing đã đặt ra. Tuy vậy, bất kỳ chiếc lược nào, hình thức nào cũng sẽ có rủi ro riêng.
Trong kinh doanh, rủi ro là điều mà không nhà lãnh đạo nào muốn nó xảy ra. Đối với hình thức tiếp thị liên kết, rủi ro gần như không tồn tại. Vì doanh nghiệp chỉ chi trả khi và chỉ khi phát sinh doanh thu.
Suy cho cùng, Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết sẽ là hình thức giúp tất cả các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng doanh thu. Góp phần đưa thương hiệu tiếp cận gần hơn với tệp khách hàng tiềm năng mới. Dù bạn là một doanh nghiệp lớn hay chỉ là một startup thì đều có thể ứng dụng thành công Affiliate Marketing.
Xem thêm: 9 sai lầm trong quá trình triển khai Affiliate Marketing