“BÁN TRẢ TRƯỚC” – CHIẾN LƯỢC TẠO DOANH THU MÙA DỊCH
Nội dung
Nội dung
Bán trả trước đang là một chiến lược tạo doanh thu mùa dịch hiệu quả nhất hiện nay. Bằng những cách thức bán trả trước các dịch vụ như: nạp tiền nhận ưu đãi trong tài khoản thành viên, giảm giá phí thành viên trọn gói mùa dịch, mua hàng với những ưu đãi đặc biệt đi kèm…Thông qua chiến lược này, các doanh nghiệp có thể duy trì nguồn vốn, tạo dòng tiền dương để tiếp tục sinh tồn.
Trong kinh doanh, chúng ta phải có tư duy đúng thì mới áp dụng kiến thức đúng và công cụ đúng vào doanh nghiệp được.
1. Chiến lược bán hàng trả trước và những tác động tích cực đến doanh thu
Có thể thấy covid 19 đã tác động rất lớn vào toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Hậu quả là hơn 90% doanh nghiệp trên thị trường bị tụt giảm doanh thu. Đây là một làn sóng dữ càn quét nguồn vốn, đặt ra thách thức tồn tại hay phá sản?
1.1 Chiến lược bán hàng trả trước là gì?
Chiến lược bán trả trước sẽ tập trung vào những nhóm đối tượng lớn, có giá trị cao rồi tìm cách đàm phán, thương lượng với họ để bán sản phẩm/dịch vụ thu tiền trước. Đối với tệp khách hàng này, họ thường là những đối tác đã tin tưởng và sử dụng qua sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Xem thêm: 9 bước quảng bá sản phẩm mới thành công mùa dịch.
1.2 Nguyên nhân phát sinh chiến lược
Hiện nay các cá nhân lẫn doanh nghiệp Việt đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Phần lớn, cộng đồng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn dễ bị tác động. Trong khi “vốn kinh doanh” là một yếu tố then chốt để duy trì hoạt động.
Hơn thế nữa, việc bán được hàng nhưng không thu được tiền sẽ phát sinh doanh thu. Buộc các công ty phải nộp thuế. Vấn đề này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của mỗi đơn vị. Dẫn đến thất thoát vốn, mất cân đối dòng tiền, giảm lợi nhuận…
1.3 Lợi ích của chiến lược kinh doanh
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người tiêu dùng càng có xu hướng thắt chặt hầu bao. Họ chỉ sẵn sàng chi trả cho những nhu cầu thực sự cần thiết. Đây là một thách thức rất lớn đối với các ngành nghề dịch vụ, giải trí…
Đúng vậy, để vượt khó và chờ đợi thời cơ phục hồi thì các doanh nghiệp phải linh hoạt trong việc triển khai chiến lược. Và bán trả trước là một trong số những chiến lược kinh doanh hiệu quả hiện nay với những lợi ích:
- Có nhiều tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh
- Bán trả trước là giải pháp tối ưu để xoay sở dòng tiền ngắn hạn
- Giữ chân người lao động, sẵn sàng quay lại thị trường một cách nhanh chóng
Xem thêm: Doanh nghiệp du lịch tìm “phao cứu sinh” mùa dịch.
2. Các doanh nghiệp lớn đã áp dụng chiến lược bán trả trước như thế nào?
Gần đây, hãng hàng không Vietjet Air cũng đang nỗ lực để cải thiện doanh thu bằng cách tung ra thẻ bay bán trả trước trên các chặng nội địa. Loại thẻ của Vietjet Air, có tên Power Pass, miễn phí 100% giá vé, 15kg hành lý ký gửi, 7kg xách tay và không giới hạn số lần bay trong suốt thời hạn hiệu lực.
Trong các lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe như phòng gym, spa, làm tóc, thời trang cũng chọn giải pháp bán trả trước dịch vụ để duy trì hoạt động kinh doanh. Đủ để đảm bảo tiền mặt bằng và chi phí vận hành ở mức tối thiểu. Trong ví dụ này, 30Shine là chuỗi thương hiệu đã áp dụng rất thành công chiến lược bán trả trước bằng chương trình Upto với ưu đãi nạp tiền vào thẻ thành viên lên tới 35%.
Xem thêm: 3 xu hướng kinh doanh F&B tiềm năng cho mùa dịch covid.
3. Những lưu ý khi áp dụng chiến lược bán trả trước mùa dịch
Để áp dụng thành công chiến lược bán trả trước, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một lượng khách hàng trung thành đủ lớn. Đi kèm với đó là mức ưu đãi cũng như những chương trình hấp dẫn. Và yếu tố quan trọng nhất chính là thương hiệu phải có độ uy tín từ trước. Đây cũng là nhận định của ông Bùi Quang Hùng – giám đốc marketing 30Shine.
Cuộc chiến thương hiệu chưa bao giờ hết khắc nghiệt. Và đây là thời điểm để thương hiệu của bạn thể hiện sức mạnh rõ ràng nhất.
Nguồn tham khảo:
Vnexpress.net, sapp.vn