CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGHỀ MEDIA THỜI COVID
Nội dung
Nội dung
Dưới tác động covid 19, nghề Media đã và đang thay đổi rất nhiều để thích nghi và đáp ứng kịp thời với tốc độ số hóa diễn ra trên toàn thế giới. Trong khi những doanh nghiệp truyền thống dần rơi vào khủng hoảng vì chậm chuyển đổi thì các dịch vụ online được trỗi dậy mạnh mẽ để phục vụ cho hành vi người tiêu dùng. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho nghề Media.
1. Nghề Media trước thời Covid
Media là sự kết hợp giữa công nghệ và nội dung nhằm quảng bá hình ảnh, thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng được thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nền tảng mạng xã hội. Để từ đó thu hút sự chú ý và gia tăng tương tác. Đây cũng là phương tiện được rất nhiều doanh nghiệp khai thác và ứng dụng thành công trên mặt trận thương hiệu.
Xem thêm : Hiểu sao cho đúng về nghề Media ?
Trước thời Covid
Có thể nói, trước khi covid 19 xuất hiện thì các hoạt động media diễn ra rất sôi nổi. Từ hoạt động quay phim , chụp ảnh sự kiện; sản xuất cho tới livestream hội nghị. Với sự phát triển của nền kinh tế thì có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên thị trường. Cùng với áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp đang chạy đua để nâng tầm thương hiệu.
Chính vì thế, dịch vụ media thực sự trở thành một “mảnh đất màu mỡ”. Được nhiều doanh nghiệp triển khai nhanh chóng. Bao gồm những đơn vị có quy mô lớn, hoạt động thâm niên cho tới những đơn vị vừa và nhỏ.
2. Nghề Media sau thời Covid
Ảnh hưởng covid 19 lên toàn bộ nền kinh tế.
Covid 19 đã giáng một đòn “chí mạng” lên nền kinh tế toàn cầu. Và Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu tác động trực tiếp từ đại dịch này. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp Việt chính thức khai tử trên thị trường.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 4 ngành kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: Dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng (2.040 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 71,4% so với cùng kỳ trước đó); Nghệ thuật vui chơi, giải trí (265 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 69,9%); Bất động sản (hơn 900 doanh nghiệp bị đóng băng, tăng 98,5% so với cùng kỳ năm 2019); Giáo dục và đào tạo (612 doanh nghiệp đóng cửa, tăng 64,1%).
Vậy nghề Media chịu những tác động như thế nào từ đại dịch này?
Những chương trình sự kiện, vui chơi giải trí hay hoạt động kích cầu du lịch đều bị hủy bỏ vì covid 19. Quy mô được thu hẹp, hoạt động quảng bá thương hiệu bị cắt giảm vì tài chính suy kiệt. Đó là tình hình chung của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này thực sự đặt ra thách thức cho nghề Media.
Giờ đây, các doanh nghiệp phải học cách thích nghi để tồn tại. Covid 19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu lại bộ máy. Nâng cấp hình ảnh thương hiệu để đón đầu những xu hướng mới trên thị trường. Nếu không sẽ rất dễ bị đào thải khỏi cuộc cách mạng mang tên “chuyển đổi số”.
Xem thêm: Các dịch vụ media của Fastmotion
Cơ hội cho nghề Media
Marketing online đang dần trở thành một xu thế mới trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng triển khai các hoạt động marketing trên các kênh social media. Đây được xem là hướng đi mới để tìm kiếm cơ hội phát triển thời covid. Trong nguy có cơ, hãy chuẩn bị những nền tảng thật tốt để nắm lấy thời cơ.
Cũng chính từ đó, media trở thành công cụ truyền thông “hiệu quả”. Là cầu nối trung gian truyền tải thông điệp sản phẩm, hình ảnh thương hiệu. Giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng tệp khách hàng trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho nghề Media phát triển hơn nữa trong tương lai.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC