Fast Motion - marketing đa cộng đồng

MARKETING ĐA CỘNG ĐỒNG – GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO TRUYỀN THÔNG ĐA KÊNH

Truyền thông đa kênh không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các marketer, nhưng để thực hiện một chiến dịch truyền thông hiệu quả, người làm marketing cần phải phối hợp đồng nhất giữa các kênh, đem lại sự nhất quán. Thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến những mâu thuẫn có thể phá hủy mối liên kết và gia tăng xung đột giữa các hoạt động. Vì thế cần có một giải pháp cho vấn đề này, Marketing đa cộng đồng – một xu hướng mới hóa giải những “lỗ hổng” của truyền thông đa kênh.

1. Những bất cập thường thấy khi thực hiện truyền thông đa kênh

Khi thực hiện một chiến dịch truyền thông có độ phủ rộng khắp, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, nhận ra rằng khách hàng của họ có thể ở khắp mọi nơi, có mặt ở bất kì đâu, trong mọi cộng đồng. Một thương hiệu thời trang, ngoài tệp “Nhân viên văn phòng”, khách hàng mục tiêu của họ có thể nằm trong cộng đồng GenZ, nơi group “Đẹp chanh sả” nhận hàng nghìn lượt bình luận mỗi ngày. Hoặc có thể một nhãn hàng smartphone hướng đến GenZ nhưng vẫn có thể tìm thấy khách hàng mục tiêu trong cộng đồng Gaming, với sở thích chơi game trên điện thoại.

Sự phát triển của Internet kéo theo sự ra đời của hàng trăm cộng đồng khác nhau với insight khác nhau dựa trên những sở thích của họ. Nắm được xu hướng đó, các doanh nghiệp hiện nay tích cực thực hiện các chiến dịch truyền thông đa kênh để tần suất xuất hiện trên các cộng đồng càng nhiều càng tốt. Nhưng điều này sẽ đem lại các bất cập vì đa số các hoạt động còn nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu sự sáng tạo và không có tính liên kết, chỉ có số lượng là dày đặc.

Xem thêm: Content Planet giới thiệu 6 xu hướng Digital Marketing nổi bật

2. Vì sao cần thực hiện Marketing hướng tới đa cộng đồng

Nhìn chung, do sự khác biệt insight giữa các cộng đồng, cư dân ở các cộng đồng không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm cá nhân hóa, mong muốn tiếng nói của cộng đồng mình được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, các cư dân còn có xu hướng chuyển từ cộng đồng này sang một cộng đồng khác. Vì thế mới có hiện tượng một đối tượng khách hàng là thành viên của nhiều cộng đồng khác nhau (không chỉ nhân viên văn phòng mà cả GenZ đều có thể là thành viên trong group “Đẹp Chanh Sả”).

 

Điều này sẽ khiến lượng khách hàng tiềm năng của một loại sản phẩm, doanh nghiệp không ngừng được mở rộng. Bản thân các Gamer, GenZ, nhân viên văn phòng,… là những đối tượng sẵn sàng chi tiêu để trải nghiêm sản phẩm tốt và tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi trên không gian mạng. Họ bị cuốn hút bởi các loại hình quảng cáo tự nhiên, gián tiếp và khó có thể “hào hứng” khi bị tiếp cận với các loại hình truyền thông quá trực diện.

Điều này dẫn đến nhu cầu cấp thiết về một giải pháp marketing có thể tiếp cận nhiều cộng đồng cùng một lúc mang đến những xu hướng mới và hiệu quả dành cho các nhãn hàng biết nắm bắt cơ hội. Vì thế, marketing đa cộng đồng lúc này thể hiện được vai trò mạnh mẽ của mình nhằm đảm bảo tối ưu hóa được sự hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.

3. Marketing đa cộng đồng – những điểm cần lưu ý

3.1. Tiếp cận thay vì tấn công

Thay vì tấn công khách hàng bằng nội dung dày đặc và lặp lại liên tục trên các kênh. Các hoạt động được cần thiết kế phù hợp cho mỗi cộng đồng sao cho đảm bảo tính nhất quán về thông điệp và cách truyền tải.

Ví dụ đặc điểm của cộng đồng GenZ là một thế hệ sáng tạo, thích các hoạt động nghệ thuật giải trí. Nhạy bén, bắt trend, thế hệ sản sinh ra nhiều content creator nhất. Rất quan tâm đến công nghệ và mạng xã hội là một phần không thể thiếu. Vì vậy, cách tiếp cận tối hiệu quả đối với cộng đồng này là tạo channel, vấn đề thảo luận trending. Tổ chức show hub để GenZ thể hiện khả năng của mình. Tổ chức event với KOLs/Celeb để tạo sự chú ý. 

Phục vụ nhu cầu tương tác trong các cộng đồng thông qua các hoạt động, chủ đề tháo luận là ưu tiên hàng đầu của người làm marketing. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng một mối quan hệ rộng khắp và bền vững với các khách hàng tiềm năng

3.2. Tối ưu hóa vai trò của tích hợp đa kênh

Theo thống kê, quảng cáo trên Youtube có thể tăng 420% lượng tìm kiếm tên thương hiệu trên Google. Việc đầu tư vào một cộng đồng có thể làm tăng nhận thức của khách hàng đối với doanh nghiệp trong các cộng đồng khác. Vì thế cần lồng ghép khéo léo được các thông điệp, yếu tố nhận diện để thương hiệu xuất hiện một cách tự nhiên, giàu cảm xúc trên các kênh truyền thông chứ không phải từ một nội dung mà sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau gây ra cảm giác lặp lại và nhàm chán cho người xem.  

3.3. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Sáng tạo những chủ đề hấp dẫn, đánh trúng insight và dẫn đầu các xu hướng sẽ cải thiện tỷ lệ tương tác thật và các cuộc thảo luận sâu, góp phần thay đổi tư duy cộng đồng và mang lại cái nhìn thiện cảm về thông điệp, chiến dịch nói riêng và thông điệp nói chung. Điều này giúp tránh được lượng tương tác ảo từ phía doanh nghiệp tạo ra gây cái nhìn mất thiện cảm từ phía khách hàng và người xem. Sử dụng thêm công cụ social listening để đưa ra những đánh giá cụ thể, giúp nhãn hàng có cái nhìn tổng quan về hiệu quả truyền thông sau khi chiến dịch kết thúc.

Lựa chọn truyền thông đa kênh không hẳn là cầm chắc một chiến dịch thành công. Phải kết hợp được nhiều yếu tố mới chắc chắn đảm bảo được tính nhất quán của thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Các marketer cần sử dụng các chiến lược marketing thông minh để áp dụng lên các cộng đồng đang triển khai truyền thông. Từ đó mới tạo được thông điệp được truyền đi tốt nhất đến với người tiêu dùng.

Nguồn tham khảo: Marketing hướng tới đa cộng đồng- Content Planet